Phát minh sản phẩm mới từ nguồn cao su phế thải

Cao su phế thải là những phế liệu tồn đọng lại của quá trình công nghiệp hóa, ở nhiều nước tiên tiến, việc xử lý những sản phẩm này thế nào cho hợp lý luôn là vấn đề nan giải mà các nhà chức trách luôn đặt lên hàng đầu. Tại Việt Nam mới đây, qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và chế tạo. Nguồn cao su phế thải cuối cùng cũng đã có lối đi riêng cho chính mình. 

TS Mai Ngọc Tâm - Trung tâm nghiên cứu vật liệu xây dựng TP.HCM vừa giới thiệu hai sản phẩm là dải phân cách đường và gạch cao su (rubber tile) lát thảm từ nguồn nguyên liệu cao su phế thải.


Nguồn cao su phế thải có thể chế tạo ra gạch cao su

Được biết, nguyên liệu tạo thành gạch cao su bình thường hiện nay thường gồm những nguyên liệu như: cao su thiên nhiên, cao su phế thải, than đen, lưu huỳnh, chất xúc tiến, phòng lão, hóa dẻo. Nhưng để tạo gạch lát thảm cao su từ cao su phế thải ta chỉ cần công thức gồm: Cao su phế thải và keo PU (loại keo có khả năng kết dính cao) cùng màu. 

Quy trình công nghệ chế tạo hai sản phẩm trên từ cao su phế thải sử dụng và keo PU đó là: Sau khi trộn hạt cao su + keo PU + màu + phụ gia, các hỗn hợp trên sẽ được đổ khuôn ép và đóng rắn để tạo thành sản phẩm. 

Quá trình sản xuất gạch cao su lát thảm và dải phân cách này hoàn toàn an toàn tuyệt đối và nhất là không gây ô nhiễm môi trường.



Dải phân cách làm bằng cao su phế thải

Hiện trên thế giới cũng có một số phương pháp chế tạo cao su phế thải bằng các cách như: tạo cao su tái sinh, làm vật liệu xây dựng hay đốt trực tiếp phát điện, hoặc đốt trong lò xi măng, hay chuyển thành dầu đốt…. ở Việt Nam, do quy trình máy móc còn hạn chế, nên cao su phế thải từ lốp xe, xăm xe… chủ yếu được tái chế thành hạt cao su (rubber granules), sàn cao su, gạch cao su… 

Theo TS Tâm, hiện cao su phế thải sử dụng theo công nghệ này không phải lưu hóa (quá trình tạo vật liệu cao su dùng lưu huỳnh tạo mạch polyme) nên quá trình rất đơn giản và dễ áp dụng, có thể tạo ra sản phẩm có kích thước lớn mà không hạn chế theo kích thước của khuôn. Đặc biệt, sản phẩm tạo ra khá đa dạng, nhẹ và nhỏ như gạch lát đường, hoặc có thể lớn như tấm thảm cao su ở sân vận động, khu vui chơi trẻ em…

Giá dự kiến 1m giải phân cách đường khoảng : 622.000 đồng và 1m2 gạch cao su có giá tầm 149.000 đồng. 

Mặc dù vậy, các sản phẩm này còn có nhược điểm là độ bền thấp, phải phụ thuộc vào keo PU của nước ngoài. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ hoàn thiện công nghệ này và khắc phục những hạn chế trên, sau đó mới đưa vào sản xuất đại trà.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét